Cùng tìm hiểu về kinh nguyệt (Phần II)

8. Huyết kinh chảy ra như thế nào?
Chảy theo một lỗ rất nhỏ ở cổ tử cung, đường kính chỉ bằng đường kính que diêm (thành màng trinh, nơi huyết phải chảy qua khi người con gái còn trinh cũng không rộng hơn…). Máu nằm trong âm đạo, đọng trong đó lâu hay nhanh tuỳ theo khối lượng và theo tư thế của bạn lúc đó (đứng hay nằm). Sau đó huyết chảy ra phía âm hộ và ra ngoài cơ thể.
9. Khối lượng huyết chảy ra bao nhiêu và hành kinh có gây mệt mỏi không?
Khối lượng này rất nhỏ. Người ta tính mỗi lần hành kinh phụ nữ chỉ mất khoảng 50-200 cm3, nghĩa là tối đa khoảng một cốc lớn.
Mỗi tháng mất khoảng 100 cm3 thì có thể gây sự mệt mỏi lớn không? Đúng là không. Cơ thể bạn sẽ dễ dàng thay thế số máu đó ngay. Chỉ những lần hành kinh hoặc quá gần nhau hoặc quá nhiều (nghĩa là không bình thường) mới gây mệt mỏi và khi đó bạn cần phải đến bác sĩ để khám và nghe tư vấn.
Một số trường hợp gây khó chịu khi trong máu xuất hiện quá nhiều chất prostaglandine. Chất này làm nhiệm vụ gây co thắt cho cổ tử cung để dễ đẩy huyết ra ngoài, nhưng nếu nó vượt quá chức năng ấy thì sẽ gây một số khó chịu như đau do thắt tử cung, chóng mặt, váng đầu, rất mệt, thần kinh bị kích động. Chính vì lẽ này, nên bị hành kinh thường gắn liền với định kiến là bị khó chịu. Nguyên nhân do chất prostaglandine chứ không phải do việc mất máu.
10. Huyết kinh ở đâu ra?
Chắc chắn là do từ hệ thống tuần hoàn chung của cơ thể. Cần biết rằng giữa màng nhầy tử cung và cơ tử cung có một mạng lưới động mạnh và tĩnh mạch. Khi màng nhầy tử cung bị bong ra và cuối vòng kinh thì xẩy ra hiện tượng đứt một số mạch máu, tạo nên xuất huyết
Huyết hành kinh hoàn toàn không phải máu bị ứ đọng lại trong 28 ngày qua một cách bí hiểm như nhiều người hiểu lầm. Do đó không có gì khác với máu bình thường hết. Và như trường hợp so sánh trên, máu sẽ ngừng chảy khi đã tống được cái màng chết ra khỏi cơ thể.
11. Có thể nói huyết hành kinh là bẩn được không?
Theo định nghĩa của y học thì một chất bẩn có thể gây nhiễm trùng hay nhiễm khuẩn. Trường hợp huyết trong kinh, hoàn toàn không như thế, mà trái lại nó tuyệt đối vô trùng khi chưa tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Chỉ khi huyết và những xác tế bào chết của màng nhầy tử cung chảy ra đến âm đạo thì chúng sẽ tiếp xúc ngay với số vi khuẩn thường xuyên cư trú ở đó. Và chắc chắn huyết này đã bị bẩn, nhưng không phải do bản thân nó. Về mặt y học, huyết này chắc chắn không bẩn bằng những bàn tay bẩn.

12. Nếu vệ sinh tốt sẽ khử được mùi
Chính mùi không bình thường là nguyên nhân tạo nên tiếng xấu cho huyết kinh nguyệt. Nhưng mùi ấy chỉ xuất hiện khi huyết ra khỏi tử cung, do tiếp xúc với những vi khuẩn có sẵn trong âm đạo, cũng giống như mồ hôi. Mồ hôi sẽ không có mùi nếu không gặp vi khuẩn ngoài da. Cho nên khử mùi cho huyết kinh nguyệt cũng giống như cách khử mùi của mồ hôi, bằng nước và xà phòng, tuyệt đối tránh dùng những chất khử mùi chỉ có tác dụng che đậy chứ không có tác dựng làm sạch thật sự.
13. Tại sao huyết kinh nguyệt không đông?
Các bạn đều có nhận xét, huyết của kinh nguyệt chỉ chảy ra chứ không lẫn với những vón cục. Câu hỏi có thể đặt ra là tại sao nó không đông? Bởi vì đã là máu thì đều đông và đông rất nhanh.
Câu trả lời rất đơn giản: Máu kinh nguyệt không đông bởi vì trong tử cung có một loại men đang phá huỷ những cục đang sắp đông. Cho nên khi huyết này xuất hiện trong âm đạo là đã chịu tác động của thứ men trên và không đông được nữa. Nếu huyết ra quá nhiều thì số lượng men trong tử cung không đủ sức tác động, huyết có thể sẽ đông một phần và bạn thấy vón cục. Ngược lại, nếu lượng huyết ra quá ít thì khi ra khỏi âm đạo nó có mầu nâu, thậm chí là sẫm. Huyết ấy đã đông bởi vì phải nằm quá lâu trong đáy tử cung với nhiệt độ 37 độ. Trường hợp này không được gọi là huyết bẩn hoặc huyết xấu, mà chỉ vì lượng quá thấp và nằm lâu bên trong cơ thể nên nó đông lại
14. Vậy nếu thấy những cục máu đông có đáng lo không?
Hiện tượng này chỉ là do bạn ra nhiều huyết, như thế vẫn chỉ là hiện tượng bình thường. Và nếu thấy những cục máu hơi to, bạn cũng đừng ngại. Đấy chỉ là do bạn nằm lâu, khiến cho máu ko ra được đều, lượng máu đông lớn làm thành cục máu đông lớn, khi bạn đứng lên, cục máu đó mới thoát ra được. Cảm giác của bạn khi đó hơi khó chịu một chút nhưng đừng quá quan tâm đến. Nếu như bạn có đặt vong tránh thai thì việc xuất hiện ít máu cục là chuyện bình thường. Còn nếu như cục máu xuất hiện quá nhiều và lại thấy có hiện tượng thiếu máu dài hàng tháng, thì cần phải điều trị thuốc có chất progesterone hoặc chất chống prostaglandine. Nếu triệu chứng không chấm dứt thì phải dùng phương pháp tránh thai khác.
Nếu tình trạng có nhiều vón cục mới xảy ra, và nếu bạn thấy có triệu trứng tiếp tục xuất hiện trong lần kinh nguyệt sau hoặc bạn thấy có trục trặc nào khác thì bạn nên đến khám phụ khoa. Bởi vì u xơ hoặc pô – líp nội tử cung thường gây ra hiện tượng huyết kinh nguyệt chứa nhiều máu cục.
----
Ở kỳ 3, chúng ta sẽ cùng nói về những hội chứng không mong muốn khi hành kinh, một số biểu hiện bất thường cùng các biện pháp để hạn chế chúng.
Để tiếp tục thảo luận về sức khỏe phụ nữ và giải pháp để sống khỏe, hãy kết bạn/follow facebook: Vũ Thị Út Quyên hoặc like fanpage: LittleQ nhé!


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cốc nguyệt san LittleQ. Được tạo bởi Blogger.