Cùng tìm hiểu về kinh nguyệt (Phần II)

8. Huyết kinh chảy ra như thế nào?
Chảy theo một lỗ rất nhỏ ở cổ tử cung, đường kính chỉ bằng đường kính que diêm (thành màng trinh, nơi huyết phải chảy qua khi người con gái còn trinh cũng không rộng hơn…). Máu nằm trong âm đạo, đọng trong đó lâu hay nhanh tuỳ theo khối lượng và theo tư thế của bạn lúc đó (đứng hay nằm). Sau đó huyết chảy ra phía âm hộ và ra ngoài cơ thể.
9. Khối lượng huyết chảy ra bao nhiêu và hành kinh có gây mệt mỏi không?
Khối lượng này rất nhỏ. Người ta tính mỗi lần hành kinh phụ nữ chỉ mất khoảng 50-200 cm3, nghĩa là tối đa khoảng một cốc lớn.
Mỗi tháng mất khoảng 100 cm3 thì có thể gây sự mệt mỏi lớn không? Đúng là không. Cơ thể bạn sẽ dễ dàng thay thế số máu đó ngay. Chỉ những lần hành kinh hoặc quá gần nhau hoặc quá nhiều (nghĩa là không bình thường) mới gây mệt mỏi và khi đó bạn cần phải đến bác sĩ để khám và nghe tư vấn.
Một số trường hợp gây khó chịu khi trong máu xuất hiện quá nhiều chất prostaglandine. Chất này làm nhiệm vụ gây co thắt cho cổ tử cung để dễ đẩy huyết ra ngoài, nhưng nếu nó vượt quá chức năng ấy thì sẽ gây một số khó chịu như đau do thắt tử cung, chóng mặt, váng đầu, rất mệt, thần kinh bị kích động. Chính vì lẽ này, nên bị hành kinh thường gắn liền với định kiến là bị khó chịu. Nguyên nhân do chất prostaglandine chứ không phải do việc mất máu.
10. Huyết kinh ở đâu ra?
Chắc chắn là do từ hệ thống tuần hoàn chung của cơ thể. Cần biết rằng giữa màng nhầy tử cung và cơ tử cung có một mạng lưới động mạnh và tĩnh mạch. Khi màng nhầy tử cung bị bong ra và cuối vòng kinh thì xẩy ra hiện tượng đứt một số mạch máu, tạo nên xuất huyết
Huyết hành kinh hoàn toàn không phải máu bị ứ đọng lại trong 28 ngày qua một cách bí hiểm như nhiều người hiểu lầm. Do đó không có gì khác với máu bình thường hết. Và như trường hợp so sánh trên, máu sẽ ngừng chảy khi đã tống được cái màng chết ra khỏi cơ thể.
11. Có thể nói huyết hành kinh là bẩn được không?
Theo định nghĩa của y học thì một chất bẩn có thể gây nhiễm trùng hay nhiễm khuẩn. Trường hợp huyết trong kinh, hoàn toàn không như thế, mà trái lại nó tuyệt đối vô trùng khi chưa tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Chỉ khi huyết và những xác tế bào chết của màng nhầy tử cung chảy ra đến âm đạo thì chúng sẽ tiếp xúc ngay với số vi khuẩn thường xuyên cư trú ở đó. Và chắc chắn huyết này đã bị bẩn, nhưng không phải do bản thân nó. Về mặt y học, huyết này chắc chắn không bẩn bằng những bàn tay bẩn.

12. Nếu vệ sinh tốt sẽ khử được mùi
Chính mùi không bình thường là nguyên nhân tạo nên tiếng xấu cho huyết kinh nguyệt. Nhưng mùi ấy chỉ xuất hiện khi huyết ra khỏi tử cung, do tiếp xúc với những vi khuẩn có sẵn trong âm đạo, cũng giống như mồ hôi. Mồ hôi sẽ không có mùi nếu không gặp vi khuẩn ngoài da. Cho nên khử mùi cho huyết kinh nguyệt cũng giống như cách khử mùi của mồ hôi, bằng nước và xà phòng, tuyệt đối tránh dùng những chất khử mùi chỉ có tác dụng che đậy chứ không có tác dựng làm sạch thật sự.
13. Tại sao huyết kinh nguyệt không đông?
Các bạn đều có nhận xét, huyết của kinh nguyệt chỉ chảy ra chứ không lẫn với những vón cục. Câu hỏi có thể đặt ra là tại sao nó không đông? Bởi vì đã là máu thì đều đông và đông rất nhanh.
Câu trả lời rất đơn giản: Máu kinh nguyệt không đông bởi vì trong tử cung có một loại men đang phá huỷ những cục đang sắp đông. Cho nên khi huyết này xuất hiện trong âm đạo là đã chịu tác động của thứ men trên và không đông được nữa. Nếu huyết ra quá nhiều thì số lượng men trong tử cung không đủ sức tác động, huyết có thể sẽ đông một phần và bạn thấy vón cục. Ngược lại, nếu lượng huyết ra quá ít thì khi ra khỏi âm đạo nó có mầu nâu, thậm chí là sẫm. Huyết ấy đã đông bởi vì phải nằm quá lâu trong đáy tử cung với nhiệt độ 37 độ. Trường hợp này không được gọi là huyết bẩn hoặc huyết xấu, mà chỉ vì lượng quá thấp và nằm lâu bên trong cơ thể nên nó đông lại
14. Vậy nếu thấy những cục máu đông có đáng lo không?
Hiện tượng này chỉ là do bạn ra nhiều huyết, như thế vẫn chỉ là hiện tượng bình thường. Và nếu thấy những cục máu hơi to, bạn cũng đừng ngại. Đấy chỉ là do bạn nằm lâu, khiến cho máu ko ra được đều, lượng máu đông lớn làm thành cục máu đông lớn, khi bạn đứng lên, cục máu đó mới thoát ra được. Cảm giác của bạn khi đó hơi khó chịu một chút nhưng đừng quá quan tâm đến. Nếu như bạn có đặt vong tránh thai thì việc xuất hiện ít máu cục là chuyện bình thường. Còn nếu như cục máu xuất hiện quá nhiều và lại thấy có hiện tượng thiếu máu dài hàng tháng, thì cần phải điều trị thuốc có chất progesterone hoặc chất chống prostaglandine. Nếu triệu chứng không chấm dứt thì phải dùng phương pháp tránh thai khác.
Nếu tình trạng có nhiều vón cục mới xảy ra, và nếu bạn thấy có triệu trứng tiếp tục xuất hiện trong lần kinh nguyệt sau hoặc bạn thấy có trục trặc nào khác thì bạn nên đến khám phụ khoa. Bởi vì u xơ hoặc pô – líp nội tử cung thường gây ra hiện tượng huyết kinh nguyệt chứa nhiều máu cục.
----
Ở kỳ 3, chúng ta sẽ cùng nói về những hội chứng không mong muốn khi hành kinh, một số biểu hiện bất thường cùng các biện pháp để hạn chế chúng.
Để tiếp tục thảo luận về sức khỏe phụ nữ và giải pháp để sống khỏe, hãy kết bạn/follow facebook: Vũ Thị Út Quyên hoặc like fanpage: LittleQ nhé!


Cùng tìm hiểu về kinh nguyệt (Phần I)

Là phụ nữ, ai cũng trải qua chu kỳ kinh nguyệt. Những kiến thức cơ bản đã được học từ thời phổ thông, tuy nhiên trên thực tế hiện nay có rất ít chị em hiểu rõ về những hiện tượng trong cơ thể mình. Vì vậy, hãy cùng nhau tìm hiểu lại về hiện tượng kinh nguyệt bằng seri dài kỳ này nhé.
1. Kinh nguyệt là gì?
Có được bao nhiêu thiếu nữ biết được chính xác huyết của kinh nguyệt do đâu mà có và chảy ra như thế nào?
Đúng là nó từ tử cung ra. Mỗi tháng một lần, tử cung được chuẩn bị cho công việc tiếp nhận trứng đã được thụ tinh rồi tạo nó thành phôi, thành thai, rồi thành đứa trẻ. Do tác động của hoóc môn estrogen và progesteron, màng nhầy bên trong tử cung biến đổi, được bồi bổ thêm để đón nhận sự thụ thai.
Tất cả các công việc chuẩn bị đó trở thành vô ích khi trứng rụng ra mà không được thụ tinh. Khi ấy, vào cuối vòng kinh (ngày thứ 28), tuyến yên nhận mệnh lệnh của vùng dưới đồi, truyền lại cho buồng trứng. Buông trứng ngừng sản sinh các hooc môn estrogen và progesteron là thứ cung cấp năng lượng cho việc chuẩn bị của tử cung kể trên. Do mất nguồn năng lượng này, mọi thứ đều sụp đổ. Màng nhầy được bồi bổ, dầy lên, bị bong ra như một lớp da chết và tạo ra một sự xuất huyết nhỏ: đó là kinh nguyệt.
Bây giờ các bạn đã hiểu huyết kinh nguyệt không phải là “huyết xấu” của phụ nữ. Huyết này do màng nhầy trong tử cung bong ra. Soi trong kính hiển vi, người ta thấy rõ những xác tế bào trong huyết kinh nguyệt.

2. Tử cung và hoạt động của nó
Tử cung là một cơ đỏ gồm ba lớp bằng sợi ép vào nhau, mỗi sợi lớp chẩy theo một hướng cho nên rất chắc. Lúc nghỉ ngơi tử cung có hình dáng như một quả lê, cao 6-7 cm, rộng từ 3 đến 3,5 cm và có một chỗ lõm gọi là hốc tử cung hình tam giác. Bề dầy của tử cung khoảng 1cm và tạo thành bộ phận “khỏe” của hệ sinh dục nữ.
Nó giống như quả lê, nhưng ngược, nghĩa là đầu trúc xuống dưới, thu nhỏ lại, tạo thành cổ tử cung thông xuống âm đạo. Cổ tử cung dài trừng 2cm có một lỗ hổng để kinh nguyệt chảy ra, đồng thời để tinh trùng lọt vào bên trong
Phần trên của tử cung trẽ ra làm 2 nhánh gọi là vòi để dẫn trứng rụng từ buồng trứng ra
Tử cung là bộ phận rất dễ di động. Nằm trong bụng nhưng được cả hệ thống dây chằng giữ cho nó ở đúng vị trí mà nó vẫn thoải mái. Giống như mọi bộ phận khác của hệ thống sinh dục nữ, tử cung mặc dù vào thời kỳ không có thai vẫn hoạt động rất tích cực. Màng nhầy bọc mặt trong tử cung chính là trung tâm các sự biến đổi của hooc môn trong chu kỳ kinh nguyệt.
Như vậy trong nửa đầu của vòng kinh (từ ngày 1 đến ngày thứ 14), tử cung chịu tác động của estrogen là hooc môn duy nhất do buồng trứng tiết ra. Từ ngày thứ 14 đến ngày hành kinh, có thêm hooc môn progesteron do tử cung sản xuất ra vào lúc rụng trứng. Nói thế có nghĩa là chất nhầy tử cung, nhiều hay ít là tuỳ theo thời điểm trong vòng kinh. Màng nhầy được làm giàu thêm do các hooc môn và đến ngày 20 hoặc 22 trong vòng kinh, nó đậm đặc nhất để chuẩn bị đón sự thụ thai. Mọi diễn biến đó đều do vùng dưới đồi chỉ huy thông qua tuyến yên trung gian. Và khi trứng không thụ tinh được thì toàn bộ quá trình tiết hooc môn kia đều bị dừng lại như chúng ta đã biết.
3. Tuổi nào bắt đầu thấy kinh?
Ở phương tây, trung bình kinh nguyệt xuất hiện vào tuổi 13,5 (có thể sớm hay muôn hơn chút ít). Kinh nguyệt chấm dứt ở tuổi mãn kinh, ở phương tây trung bình là 51 tuổi.
Vậy có liên quan gì giữa tuổi mới thấy kinh và tuổi mãn kinh không?
Chắc các bạn có nghe thấy ai đó nói rằng, đàn bà nào thấy kinh sớm thì mãn kinh cũng sớm ?. Tin tưởng như vậy là không có cơ sở khoa học nào hết. Không thể có mối liên quan gì giữa tuổi bắt đầu thấy kinh và tuổi mãn kinh. Duy có điều cả hai hiện tượng này chịu tác động hiển nhiên của dòng dõi, máu mủ và mang tính di truyền.

4. Vòng kinh là gì?
Theo định nghĩa, vòng kinh bắt đầu từ ngày thấy kinh và kết thúc vào ngày thấy kinh tiếp theo. Khoảng thời gian thường từ 28 đến 30 ngày.
Tại sao vong kinh lại là 28 ngày?
Tại sao thiên nhiên lại quy định cho con người vòng kinh 28 ngày chứ không phải 50 ngày, 3 tháng hoặc 6 tháng như loài chó? Đấy là một trong những điều huyền bí của cuộc sống, giống như tại sao tim chúng ta đập 70 nhịp mỗi phút, tại sao mỗi năm lại có 360 ngày. Những câu hỏi đó đều không có câu trả lời.
Lời giải đáp duy nhất có thể đưa ra là do hoạt động theo chu kỳ của vùng dưới đồi đã quyết định chu kỳ của vòng kinh. Như chúng ta đã biết vùng dưới đồi định đoạt tất cả những gì quan trong trong cơ thể, sự sống, cá tính. Nó ban mệnh lệnh cho tất cả các bộ phận. Đó là trí nhớ và trực giác. Ví dụ: Bạn có một thất vọng và bạn cố giấu kín, cố gạt đi, cố khắc phục nhưng khốn nỗi, vùng dưới đồi đã ghi ý niệm “thất vọng” lại và có thể nó còn nhớ lại lâu hơn bạn rất nhiều.
Vùng dưới đồi là chủ nhân của trạng thái nội tâm của chúng ta. Nó ban ra những mệnh lệnh. Ngôn ngữ của nó là hooc môn. Trong hoạt động sinh dục, mệnh lệnh của vùng dưới đồi đưa ra thông qua tuyến yên và tác động vào buồng trứng. Buồng trứng thi hành mệnh lệnh bằng cách sản sinh ra các hooc môn sinh dục nữ (estrogen và progesteron) và để rụng một trứng mỗi tháng.
Hoạt động của vùng dưới đồi mang tính chu kỳ. Nếu như trứng rụng vào ngày thứ 14 của vòng kinh, chứ không phải vào ngày khác có nghĩa vùng dưới đồi ra lệnh như thế. Và nó được chương trình hoá theo cách đó, theo một nhịp điều mà chúng ta không biết hoặc chưa biết.
5. Tại sao có sự khác nhau về thời gian ở mỗi người và mỗi vòng kinh?
Nhiều phụ nữ ra huyết rất nhiều, kéo dài tới 5-7 ngày. Nhiều người khác lại chỉ phải chịu đựng trong 3 ngày, có khi chỉ 2 ngày. Và chúng ta cũng nhận thấy nhiều khác biệt đáng kể trong chu kỳ vòng kinh của mỗi người. Nguyên nhân chủ yếu là việc chuẩn bị của tử cung mỗi người có khác nhau. Khi màng nhầy của tử cung tích nhiều hooc môn và có độ dầy lớn thì huyết ra nhiều. Trung bình huyết ra từ 3 đến 5 ngày là bình thường. Việc màng nhầy bong ra không phải trong chốc lát mà từ từ, từng khu vực, từng góc một. Phải từ 3 đến 5 ngày công việc ấy mới hoàn tất.

6. Vậy đàn ông có chịu theo một chu kỳ tình dục nào không?
Đây là câu hỏi người ta có thể đặt ra. Nhưng hình như đàn ông không có hiện tượng gì song song với chu kỳ kinh nguyệt của đàn bà. Về mặt chu kỳ sinh học thì chúng ta biết việc sản xuất tinh trùng của đàn ông đòi hỏi là 3 tháng. Các hooc môn nam hoạt động mạnh hay yếu tuỳ thời điểm trong ngày. Nhưng có lẽ hooc môn cũng như tinh trùng được sản xuất theo cách thường xuyên, từ tuổi dậy thì cho đến khi chết. Như vậy chu kỳ sinh dục của đàn bà hiển nhiên có tính chất đặc thù.
Tuy vậy, chúng ta cũng chưa thể khẳng định đàn ông không chịu sự tác động của chu kỳ sinh dục nào hết. Chỉ biết cho đến ngày hôm nay, khoa học chưa phát hiện được gì liên quan đến chuyện đó.
7. Kinh nguyệt thật sự bắt đầu từ lúc nào?
Kinh nguyệt bắt đầu từ khi có triệu trứng xuất huyết nhưng thực ra nó bắt đầu trước đó mấy tiếng đồng hồ, từ khi màng nhầy bắt đầu bị bong ra và bị đẩy ra ngoài cơ thể. Nhiều phụ nữ nhậy cảm, đã cảm thấy tình trạng này từ trước khi ra huyết vài tiếng đồng hồ.
-----
Ở kỳ sau của loạt bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về huyết kinh (máu kinh), một số hiện tượng thường thấy trong chu kỳ kinh nguyệt.
Để tiếp tục thảo luận về sức khỏe phụ nữ và giải pháp để sống khỏe, hãy kết bạn hoặc follow facebook: Vũ Thị Út Quyên hoặc like fanpage: LittleQ nhé!

Cốc nguyệt san là gì?

Cốc nguyệt san (cốc kinh nguyệt) là gì?
Cốc nguyệt san là sản phẩm được dùng đặt trong âm đạo phụ nữ trong chu kì kinh nguyệt. Cốc nguyệt san có hình dạng giống như chiếc chuông nhỏ (hoặc phễu) dài khoảng 5cm, được làm từ cao su, silicone y tế, hoặc nhựa dẻo, có tính đàn hồi tốt. Phía dưới có núm tay cầm ngắn, giúp cốc nguyệt san duy trì sự cân bằng khi đặt trong âm đạo; đồng thời giúp dễ dàng lấy cốc nguyệt san ra hơn.
Khi đặt cốc nguyệt san và trong âm đạo, nó sẽ nhẹ nhàng "thu thập" lượng máu kinh chảy ra từ tử cung một cách tự nhiên, không để cho máu kinh tiếp xúc với không khí, không làm thay đổi độ pH, không tạo môi trường ẩm thấp cho nấm và vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, phát triển.
Hơn nữa, cốc nguyệt san không có cánh, cũng chẳng có dây rút, bạn gần như sẽ không cảm thấy sự tồn tại của nó trong cơ thể. Có thể nói, cốc nguyệt san thực sự mang đến cho bạn cảm giác thoải mái, tha hồ vận động mà không sợ bị tràn kinh nguyệt ra ngoài.
Cách sử dụng
Trước khi sử dụng, bạn phải tiệt trùng cốc nguyệt san và vệ sinh sạch hai tay. Gấp nhẹ cốc nguyệt san lại để đặt vào cho dễ. Khi đặt cốc nguyệt san, bạn phải chắc mình đang ở trong tư thế ngồi hoặc ngồi xổm, hai chân mở rộng, rồi từ từ đặt cốc nguyệt san vào trong âm đạo (như hình minh họa).
Sau khi cốc nguyệt san đầy kinh nguyệt hoặc tối đa 10-12h, bạn chỉ cần cầm tay nắm cốc nguyệt san nhẹ nhàng lấy ra, đổ máu kinh đi, dùng nước sạch hoặc chất tẩy rửa, rửa sạch rồi lại tiếp tục sử dụng.
Sau khi kết thúc kỳ "đèn đỏ", bạn nên tiệt trùng cốc nguyệt san để tiêu độc.

 Cách sử dụng cốc nguyệt san
Ưu điểm
  • Cốc kinh nguyệt không có hóa chất, bộng, vải, keo dính... nên nó không làm thay đổi độ pH, môi trường bảo vệ của âm đạo.
  • Tuy chi phí đầu tư ban đầu hơi tốn kém (giá thị trường hiện nay dao động 500k – trên 1 triệu đồng), nhưng bạn có thể dùng lại trong vòng 5-10 năm hoặc thậm chí 10-15 năm mà không phải mất thêm tiền mua các sản phẩm khác hàng tháng.
  • Bạn có thể sử dụng cốc kinh nguyệt bất cứ lúc nào, khi đi ngủ, khi vận động, bơi lội, nhảy múa, yoga... mà không phải lo lắng bất cứ điều gì.
  • Một điều rất thú vị ở cốc kinh nguyệt, đó là bạn có thể theo dõi được lượng máu kinh của mình nhiều hay ít theo từng ngày, từng chu kỳ... vì cốc nguyệt san có dung tích cụ thể và trên một số loại cốc nguyệt san có ghi rõ vạch thể tích.
  • Bạn có thể để cốc nguyệt san trong cơ thể tối đa 10-12 tiếng tùy theo lượng máu kinh của bạn nhiều hay ít.
  • Khi đã quen sử dụng, việc đặt và tháo cốc nguyệt san sẽ rất nhẹ nhàng và nhanh chóng, không sợ bị đau rát.



Cốc nguyệt san tiết kiệm hơn tampon và băng vệ sinh

Nhược điểm
  • Với những bạn mới sử dụng lần đầu, việc đặt và tháo cốc nguyệt san có phần khó khăn hơn (vì chưa quen). Thậm chí, bạn sẽ thấy mất thời gian và phiền phức đôi chút. Nhưng điều này sẽ qua mau khi bạn sử dụng quen.
  • Với những bạn gái chưa từng quan hệ tình dục nên hết sức chú ý, bởi việc sử dụng cốc nguyệt san sẽ gây ảnh hưởng đến màng trinh.

Sử dụng cốc nguyệt san an toàn và hiệu quả hơn băng vệ sinh, tampon

Tính an toàn
Chưa có báo cáo chính thức nào về hội chứng sốc độc tố và nguy cơ xấu cho sức khỏe XX khi dùng cốc nguyệt san.
Chú ý nhỏ: Cốc nguyệt san không phải bao cao su
Mặc dù có loại cốc nguyệt san mềm (sử dụng 1 lần) có thể đặt trong âm đạo ngay cả khi làm "chuyện ấy", vì nó không hề mang lại cảm giác khó chịu, thậm chí người dùng cảm thấy nó như không tồn tại. Tuy nhiên, dù thế nào chăng nữa, cốc nguyệt san không thể có tác dụng tránh thai và ngăn ngừa bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn về cốc nguyệt san vui lòng liên hệ:
ĐT: 090.222.5191
Facebook: LittleQ hoặc Vũ Thị Út Quyên

Cốc nguyệt san LittleQ. Được tạo bởi Blogger.